Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi xây nhà

mau biet thu vuon 1 tang
Ảnh minh họa - mẫu nhà vườn

Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi xây nhà:

Việc xây nhà làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều gia đình. Dân gian ta có câu: “Làm mộng thì ra, xây nhà thì tốn”. Từ lâu chúng ta đã biết rằng việc xây nhà là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người. Để xây được ngôi nhà hợp ý mình trong khuôn khố tài chính có hạn, việc tính toán để tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí khi xây nhà sẽ giúp chủ đầu tư có được ngôi nhà như ý với khoản tiền của mình.

Giá cả biến động liên tục thời gian gần đây làm cho các gia chủ hết sức lo lắng về vấn đề xây nhà làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Sau đây là một số mẹo vặt có thể giúp các bạn tiết kiệm chi phí trong quá trình xây nhà:

mau biet thu vuon 1 tang
Ảnh minh họa – mẫu nhà vườn đẹp

Giai đoạn 1 – Chuẩn bị xây nhà

Làm bất kỳ việc gì thì việc lập kế hoạch trước luôn là một việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò như một kim chỉ nam cho quá trình thực thi. Hơn nữa, một khi chưa bắt tay vào xây dụng nhà là lúc bạn còn “sáng suốt”, hãy lên kế hoạch cho quá trình xây dụng đế giảm thiếu việc lúng túng trong lúc xây dựng.

– Trước tiên bạn phải dự toán được tống chi phí cần phải bỏ ra để xây dựng nhà. Có thế tham khảo chi phí xây nhà từ những ngôi nhà vừa mới xây gần đó. Sau đó ước tính xem chi phí cần bỏ ra đế xây dựng trên ì m2. Hãy hỏi giá VLXD, giá nhân công hiện tại đế biết được chi phí gần với thực tế nhất cho ngôi nhà của bạn. cần phải dự trù chi phí gia tăng do lạm phát. Một ngôi nhà vừa xây tháng trước với cùng diện tích, cùng mẫu thiết kế, vật liệu và cùng một nhà thầu sẽ có chi phí thấp hơn so với thời điểm hiện tại do chí phí gia tăng, đó là điều bạn cần ước tính đế không phải bối rối trong quá trình xây dựng.

– Cần cân đối giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt. Giả sử ngân sách của bạn là 500 triệu đồng, bạn có thể xây dược ngôi nhà với diện tích là 100m2, tuy nhiên 100m2 này không phải là diện tích thực tế sử dụng. Trong đó diện tích lối đi, diện tích cho cầu thang, diện tích nhà vệ sinh… chiếm 20%, còn lại bạn có 80m2 dành cho việc xây dựng các phòng sinh hoạt, tính thử xem với 80m2 đó thì xây được bao nhiêu phòng, diện tích các phòng bao nhiêu là cân đối nhất.

– Gia đình bạn có bao nhiêu người? Ước tính nhu cầu cụ thể đế xây phòng cho phù họp với túi tiền. Nếu có bố mẹ và 2 con thì có thể xây một phòng ngủ cho bố mẹ, một phòng cho hai con, hoặc nếu con lớn thì có thế xây hai phòng cho hai con, còn lại là phòng khách, nhà bếp…

– Cuối cùng là chuấn bị tâm lý. Bạn cần tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra đế hạn chế việc chi phí phát sinh. Đây là việc khó tuân thủ nhất do tâm lý muốn làm một thế, làm trọn vẹn của chủ nhà. Ví dụ đã làm cầu thang lên mái rồi thì lại muốn cố thêm cái mái với mấy bức tường đế thành phòng luôn, rồi làm xong lại muốn cố thêm cái vệ sinh, cửa, lát sàn… cho hoàn chỉnh. Vòng xoáy này sẽ nhanh chóng làm kế hoạch xây nhà từ ban đầu bị phá vờ, dẫn tới gánh nặng về tiền bạc do xây nhà. Bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi xây nhà, tránh bị động trước những ý kiến từ bên ngoài. Nên nhó’ rằng bạn mới là người bỏ chi phí và là người quyết định, mọi ý kiến khác chỉ đế tham khảo, đừng đế chúng ảnh hưởng tới hành động của bạn quá nhiều.

Giai đoạn 2 – Giai đoạn thiết kế để xây nhà

1/ Chọn nhà thiết kế:

a/ Nếu bạn không muốn thuê nhà thiết kế:

– Nếu muốn tiết kiệm chi phí thiết kế có thể lấy mẫu thiết kế miễn phí rồi chỉnh sửa cho phù họp với nhu cầu. Cũng có thể làm nhà theo mẫu thiết kế có sẵn từ một ngôi nhà ưng ý đế tiết kiệm khoản chi phí cho mẫu thiết kế. -Tuy nhiên bạn cần phải suy tính thật cẩn thận trước khi lựa chọn phương pháp này. Nhiều trường hợp sau khi đã suy tính mẫu nhà ưng ý nhưng trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Chẳng hạn như trong quá trình khởi công bạn lại muốn thay đối đôi chút cho phù hợp với sở thích của mình. Nếu thay đổi đó thuộc về chi tiết, như kích thước cửa, số bậc thang, hay chiều cao tầng còn dễ xoay sở. Bạn nói với nhà thầu để sửa chữa lại. Nhưng rồi lại có ai đó góp ý với bạn về cách bố trí phòng, bạn ngẫm nghĩ một tý rồi cũng thấy hợp lý. Bạn trao đối với nhà thầu, ông ta miễn cưỡng “tính toán lại” để chiều bạn trong khi nhiều hạng mục đã thi công xong. Lần sau nữa, bạn chợt nghĩ rằng, kích thước mảnh đất của bạn chỉ tương tự, mà rập khuôn nhà của người ta vào đó thì trông không được, bạn lại xoay chuyển thêm một chút. Lúc này, dường như bạn và nhà thầu “khó” nói chuyện với nhau. Quá trình làm việc cứ thay đối đi thay đối lại, làm cho chi phí và thời gian phát sinh thêm thậm chí là còn cao hơn cả chi phí cho nhà thiết kế lúc đầu.

b/ Lựa chọn nhà thiết kế:

-Nên tham khảo lựa chọn giữa các nhà thiết kế. Tốt nhất nên chọn nhà thiết kế am hiểu về phong thủy đế tiết kiệm thêm chi phí mời thầy phong thủy. Hoặc nếu không thì hãy trao đối kĩ vấn đề phong thủy với nhà thiết kế, tránh trường họp trong lúc thi công lại đưa thầy phong thủy về, rồi lại thay chỗ đặt nội thất, dục ống nước, ổ điện… dẫn đến chi phí phát sinh.

– Nếu chủ nhà thay đối bản vẽ theo ý thích, hay thay đối 1 chi tiết nào đó trên bản vẽ thiết kế thì chi phí cho những lần chỉnh sửa cũng sẽ tăng lên. Do đó chủ nhà cần phải biết mình thích gì và nói rõ ràng ý thích của mình cho nhà thiết kế, tránh sửa tới, sửa lui nhiều lần.

2/ Các lưu ý đối với việc thiết kế nhà:

Cần thiết kế thế nào đế có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu. Và tính toán sao cho sau này khi xây dựng thêm thi ít ảnh hưởng tới phần đã thực hiện nhất.

Việc làm móng hết sức quan trọng, cần đầu tư phần móng đế khi có nhu cầu xây thêm tầng không phải tốn tiền sửa lại. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà.

Kiếu cách trang trí nên đơn giản. Công thợ trang trí hoa văn đắt hơn công xây thường rất nhiều nên nếu đơn giản được sẽ tiết kiệm được tiền công. Một ngôi nhà đẹp hay không cái chính là nhò’ vào sự cân đối và hài hòa trong việc kết họp chứ không nằm ở việc trang trí nhiều hoa văn.

Ánh sáng có thế làm cho căn phòng của bạn trông rộng hơn, mặt khác có thế giúp bạn tiết kiệm điên cho chiếu sáng. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng trời cho các phòng ngủ, bếp. cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai (ví dụ giáp nhà hàng xóm).

Các phòng ngủ nên gắn quạt hút gió ra đặt ở trên cao. Nơi đầu giường có thể tạo một khe hở cao mười phân, dài bằng bề ngang của giường, có bọc lưới chống côn trùng xâm nhập. Tối đến, đóng kín cửa rồi bật quạt hút, gió sẽ ùa vào theo khe hở, giúp bạn cảm thấy mát mẻ, khỏe người vì được hít thở khí tự nhiên. Thiết kế thế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí so với việc gắn máy lạnh.

Để vừa tiết kiệm VLXD vừa đảm bảo thông thoáng, chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 – 4,5m

Kích thước phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp nên trong khoảng 12-15 m2 (hay rộng 3,3m X 3,6 – 4,5 m dài, chiều hẹp nhất của phòng tối thiếu nên để 3,3 m cho dễ kê đồ)

Cửa sổ và cửa đi nên có kích thước hợp lý, to quá thì tốn tiền (giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà), khó kê đồ đạc, nhà dễ bị mưa hắt, nắng rọi… cân nhắc:

Cửa số nên làm 2 cánh rộng tống cộng 90cm – l,2m, cao khoảng 1,2- l,5m;

Cửa ra vào chính chỉ nên làm 2 cánh rộng l,2-l,5m, cửa vào các phòng chỉ cần rộng 70cm-90cm;

Vật liệu làm cửa nên chọn các loại bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa đế giảm chi phí, lại không tốn gỗ, giảm phá rừng.

Nêu có điều kiện mua các loại cửa công nghiệp làm sẵn thì nên cân nhắc vì giá sẽ hạ hơn, mẫu mã chủng loại vật liệu cũng phong phú đế lựa chọn. Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung (đế giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phố biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…

Gạch lát sân và lối đi nên đế đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thế cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích.

Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) đế tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp.

Be nước nên có 2 loại, bế chứa nước mưa xây dưới thấp và bế cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thế cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.

Mái nhà ngoài việc đố mái bằng nên cân nhắc mái dốc lọp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lọp mới. Cần làm máng thu nước mưa vào bế để tận dụng nguồn nước sạch này.

Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng sử dụng loại tiết kiệm điện năng.

Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiếm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà đế tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên phải có kế hoạch đế mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các loại đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp đế giảm việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường. Có thể thương lượng kí họp đồng với nhà cung cấp đồ nội thất một thời gian trước khi lấy hàng nhằm hạn chế giá cả tăng lên.

Một nguyên tắc cơ bản trong chọn lựa vật liệu, cấu kiện trong nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. Hài hòa nghĩa là mọi bộ phận có cùng phẩm cấp, ví dụ như nhà chất lượng trung bình nhung cửa và gạch lát sử dụng vật liệu quá đắt tiền hoặc dồn phần lớn tiền vào việc trang trí bên ngoài nhà mà để bên trong sơ sài, bất tiện thì không gọi là hài hòa. Còn đồng bộ nghĩa là các bộ phận làm việc hỗ trợ được cho nhau, ví dụ như tường, mái cách nhiệt tốt thì hỗ trợ cho việc làm mát, giữ ấm, đỡ tốn điện.

Giai đoạn 3 – Giai đoạn thi công xây nhà

Sau khi đã có bản thiết kế, thi công ngôi nhà là một bước vô cùng quan trọng, tiết kiệm được hay không phụ thuộc nhiều nhất vào bước này.

1/ Chọn nhà thầu thi công nhà:

– Nên tham khảo nhiều nhà thầu trước khi giao lòng tin và ngôi nhà của bạn. Một điều cần lưu ý là giá cả rẻ lúc đầu chưa chắc là tiết kiệm về sau. Bởi có thể chi phí sửa chữa cho ngôi nhà của bạn có thể cao hơn so với chi phí trả cho nhà thầu uy tín ban đầu. Để đánh giá nhà thầu bạn cần tống hợp từ nhiều nguồn. Một trong nhũng nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thế yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biếu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường công trình, đường vận chuyến vật liệu…).

– Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu tùng thời điếm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ đế chủ nhà kiếm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Nên thỏa thuận với nhà thầu về thòi gian giao nhà tránh chi phí phát sinh do việc kéo dài thời gian thi công.

– Bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà đế thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn.

2/ Chọn hình thức thi công nhà:

* Có thể chia việc thi công ra hai hình thức: thuê chủ thầu xây dựng theo hình thức trọn gói (một gói tống thế hoặc nhiều gói nhở như nề, điện, nước, cửa…) và chủ nhà tự làm tống thầu, lo vật tư và tự thuê thợ trả khoán hoặc công nhật. Mỗi hình thức có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng.

Cách chủ nhà tự làm tống thầu: lo vật tư và thuê nhân công đòi hỏi chủ nhà phải có thời gian bám công trình, có kiến thức nhất định về trình tự, yêu cầu xây dựng để công việc được trôi chảy. Ví dụ như chủ nhà phải biết khi nào làm việc gì, mua vật tư ra sao, nếu không, công việc sẽ chồng chéo lên nhau, cản trở lẫn nhau. Như việc mua vật tư, nếu mua các vật tư cần bảo quản tốt như vât liệu điện, nước (sen, vòi…) quá sớm mà không có điều kiện bảo quản tốt sẽ dễ bị hư hỏng, thậm chí mất mát. Hoặc trình tự thực hiện các hạng mục như chưa xong hết các phần việc trên mái, tường đã lát nền thì sẽ dẫn đến hư hại nền nhà.
Tóm lại cách này sẽ tạo ra sức ép rất lớn cho chủ nhà thiếu kinh nghiệm. Dân gian thường cho là cách này sẽ tiết kiệm được chi phí và nhà sẽ theo ý

mình nhưng thực tế không hắn như vậy. Với những lý do nêu ở trên, thi công theo cách này nhiều khi sẽ có giá thành xây dựng rất cao.

Cách thi công kiểu chìa khóa trao tay: giao khoán sản phấm cho một chủ thầu xây dụng hoặc chia thành nhiều gói nhỏ giao cho tùng chủ thầu nhỏ như nề, điện-nước, cửa, sắt…
* Neu giao cho một chủ thầu, chủ nhà sẽ “nhàn” do không phải sắp xếp, tính toán. Tuy nhiên chất lượng sẽ khó kiếm soát. Đe hạn chế việc khó kiếm soát chất lượng, cần làm rõ với chủ thầu về đơn giá (thường theo m2 xây dựng) gắn liền với quy cách, chất liệu và tiến độ. Ví dụ như cần làm rõ loại gạch xây, mác vữa, loại sơn, bả, chủng loại sắt thép. Một số thiết bị rời, có tiêu chuấn như vệ sinh, bếp, vòi, chậu thậm chí gạch ốp lát chủ nhà có thế tự mua khá đon giản ở các trung tâm vật liệu xây dựng theo khả năng tài chính và ý thích của mình.

* Neu chia làm nhiều chủ thầu nhỏ thì chủ nhà phải điều tiết tiến độ thi công của các “cánh thợ” này cũng như giải quyết xung đột về quyền lợi của họ. Chuyện thường xảy ra là thợ xây và thợ điện nước hay tranh cãi về chi phí trát phần đục ra đế chạy đường điện, đường nước. Chủ nhà nên phối họp các cánh thợ đế họ làm việc với nhau với tinh thần xây dựng, không cản trở nhau gây ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình.

3/ Chọn vật liệu xây dựng để xây nhà:

– Dự kiến toàn bộ các chủng loại vật liệu sẽ sử dụng bằng việc yêu cầu nhà thiết kế cung cấp một bảng “Danh mục vật tư”. Đi tham khảo giá của từng loại vật liệu mà mình dự định mua từ cái kệ kính hay hộp giấy trong wc cho đến giá cả, mã hiệu, chủng loại gạch ốp lát, vật tư thiết bị wc và mang về đưa cho người tính dự toán yêu cầu nạp các đơn giá mình đã tìm hiếu vào Dự toán.

– Nhiều trường họp giá cả phát sinh do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều trong xây dựng cũng như là việc chọn mua đồ nội thất. Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-50%. Đi xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân sách cho việc mua vật liệu.

– Chọn vật liệu có khả năng chống bám bấn (thiết bị vệ sinh), khả năng tự làm sạch (kinh, sơn) sẽ giúp giảm chi phí bảo dưỡng sau này. Cũng cần lưu ý đến các nhãn hàng sản xuất nội địa, bởi khá nhiều vật liệu hiện nay hàng nội khồng hề thua kém hàng ngoại về chất lượng mà giá cả lại dễ chịu hon. Thậm chí một số vị trí sử dụng không nhất thiết phải dùng hàng ngoại đắt tiền vì có sự thay đổi sau vài năm về mẫu mã và tính năng mói (như bóng đèn tiết kiệm điện, rèm cửa, giấy dán tường, kính các loại và đò

gỗ…)

– Không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhung lại có hại cho sức khỏe. Tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương.

4/ Một số vấn đề cần quan tâm khi xây nhà tiết kiệm nhất:

– Khi thi công thật trung thành với những gì đã dự kiến, từ bản thiết kế đến chủng loại vật tư đã tham khảo. Giám sát thật chặt chẽ tránh việc thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu…

– Trước khi tiến hành xây dựng cần lên dự toán các phần việc cần thuê nhân công, mua vật tư. Việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, tốn thời gian nhung lại rất có ích trong việc quản lý chi phí xây dựng. Các khoản chi phí được tiên liệu trước sẽ giúp cho việc xây nhà được suôn sẻ.

– Việc phân đoạn xây dựng giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo tài chính cho chủ nhà, tránh được việc vay mượn để xây nhà. Các câu hỏi cần được đặt ra mỗi khi cân nhắc các hạng mục xây dựng là: phần này có cần phải xây dựng ngay chưa? Neu không có thì sẽ ảnh hưởng các phần khác thế nào? Neu bây giờ chưa làm thì sau này có bố sung được không? Ví dụ đường dây điện, ống nước nếu làm chìm trong tường thì phải làm trước, thiết bị như vòi nước, ổ cắm, công tắc, bóng đèn có thể lắp sau. Neu đi đường điện và nước nối thì dây điện và ống có thể đi sau cũng được.

– Hằng ngày nên tống kết các khoản chi tiêu, tính trước các khoản chi tiêu cho vài ngày tiếp theo. Các thông tin này sẽ giúp cho việc khống chế tiền xây nhà không bị vượt kế hoạch ban đầu.

Chúc các bạn xây nhà tiết kiệm và hiệu quả!

Tin liên quan

  • Mẫu thiết kế nhà cấp 4 đẹpMẫu thiết kế nhà cấp 4 đẹp Tư vấn thiết kế xây nhà cấp 4: Bạn đang tìm một phương án thiết kế nhà cấp 4 đẹp cho gia đình mình với chi phí tiết kiệm nhất! Bạn đang băn khoăn liệu với một khoản tiền eo hẹp với một […]
  • Kiến trúc xanh trong bệnh việnKiến trúc xanh trong bệnh viện Chúng ta đã biết vai trò và tác dụng của những bức tường màu xanh lá cây đã góp phần cải thiện sức khỏe của chúng ta trong văn phòng và hộ gia đình. Nghiên cứu mới hiện nay cho thấy bức […]
  • Xây nhà nên tiết kiệm phần nào ?Xây nhà nên tiết kiệm phần nào ? Trong thời kỳ Xây Dựng  vật giá leo thang, để tiết kiệm trong xây nhà thì ở đâu là hợp lý nhất Nhiều người nghĩ đến phương án tiết kiệm để cắt giảm ngân sách nhưng với một công trình […]
  • Những nguyên tắc khi bố trí bàn thờ thần tàiNhững nguyên tắc khi bố trí bàn thờ thần tài Hỏi: Thưa các chuyên gia, tôi tên là Nguyễn Minh Nam, năm nay 38 tuổi. Sau nhiều năm tháng kinh doanh tích lũy, vợ chồng tôi dành dụm được một số tiền và thuê địa điểm để mở một cửa hàng […]
  • Bài trí nội thất cho nhà ốngBài trí nội thất cho nhà ống Đặc thù của nhà ống là sâu, bề ngang hẹp nên kiến trúc sư thường tìm sự nổi bật, tạo điểm nhấn để mở ra không gian thú vị cho ngôi nhà. Toàn bộ khu vực tầng 1 nên bố trí làm phòng khách […]
  • Mẫu nhà phố hiện đại 1 trệt 2 lầuMẫu nhà phố hiện đại 1 trệt 2 lầu Mẫu thiết kế nhà phố hiện đại 5 x 14m, 1 trệt 2 lầu. Chủ nhà: Anh Chuẩn - Địa chỉ: Quận 12, TP.HCM Với nhu cầu thiết kế của anh Chuẩn cần một không gian hiện đại về màu sắc cũng như […]